Báo cáo mới nhất về các rủi ro về khí hậu và các biện pháp thích ứng tại các siêu đô thị ven biển của châu Á đến năm 2050 chỉ ra rằng TP HCM, Bangkok, và Manila đều là những siêu đô thị phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến khí hậu như mực nước biển dâng cao. Phí tổn do các trận lụt gây ra sẽ lên tới hàng tỷ đôla.
TP HCM đối diện với nguy cơ ngập lụt lớn từ việc biến đổi khí hậu. Ảnh:Kiên Cường |
TP HCM (có khoảng 10 triệu dân sinh sống) là một trong những khu vực sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Khoảng 26% dân cư ở TP HCM hiện tại đang bị ảnh hưởng của những trận bão cực đoan, nhưng những con số này có thể tăng lên tới hơn 60% vào năm 2050. Trong những năm gần đây, người dân thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên phải chịu cảnh ngập lụt do tình trạng triều cường. Trong khi thành phố liên tục tìm các giải pháp tháo gỡ, thì Chính phủ cũng đã bày tỏ sự quan tâm đến kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu của thành phố.
Bản báo cáo khuyến nghị chính quyền các siêu đô thị ven biển cần chủ động tiến hành các biện pháp nhằm giải quyết các rủi ro về khí hậu như là một phần không thể thiếu được trong quy hoạch đô thị. Vấn đề này bao gồm xây dựng các khuôn khổ chiến lược thích ứng đô thị cho quản lý rủi ro khí hậu, nâng cao năng lực thể chế để thích ứng, thực hiện các biện pháp như quy hoạch sử dụng đất và phân vùng nhằm giúp giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của đô thị.
Nguyên nhân gây ra tình trạng lụt lội có thể là sụt lún đất do khai thác nước ngầm, đổ các chất thải rắn xuống các kênh rạch của thành phố, chặn dòng các hệ thống thoát nước, và tàn phá rừng.
Tại Manila, báo cáo nhận định, trường hợp xấu nhất thành phố sẽ phải đối mặt trận ngập lụt lớn có thể gây tổng thiệt hại gần như một phần tư GDP của khu vực siêu đô thị này. Các đe dọa chủ yếu đối với Manila là lượng mưa lớn, nước biển dâng, cũng như các cơn bão ngày càng mạnh hơn.
Tại Bangkok, lụt lội xảy ra do lún sụt đất và lượng mưa tăng lên tại các điểm hội lưu dòng thoát qua thành phố. Vì thế, các biện pháp để kiểm soát việc khai thác nước ngầm, tôn cao đê kè và đầu tư nâng cấp công suất các trạm bơm là cần thiết.
Báo cáo là kết quả của hai năm hợp tác nghiên cứu giữa Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Ngân hàng Thế giới.
Hoàng Lan
- Nguồn cung tăng, giá chung cư giảm
- Sẽ quy định về điều kiện cư trú ở nội thành Hà Nội
- Những giá trị cốt lõi trong đầu tư bất động sản
- Giải pháp mới cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng trong tương lai
- Đô thị mới Thủ Thiêm: đã bồi thường hơn 14.000 tỉ đồng
- Tín dụng bất động sản: Dễ vào khó ra
- Đề nghị dừng xây dựng 27 sân golf
- Royal City ký hợp đồng mua bán căn hộ
- Năm 2011 sẽ có chỉ số cho thị trường bất động sản
- 65 công trình được nhận Cúp vàng chất lượng xây dựng
- Mở bán tòa số 4 khu căn hộ The Vista, TP HCM
- Hà Nội rà soát gần 400 dự án trong đợt 2
- Khánh thành tòa nhà cao nhất Sài Gòn
- Phi đội lướt sóng bất động sản
- Vỡ nợ bạc tỷ vì cho vay mua bán nhà bằng lòng tin
- TP HCM sắp có trung tâm tài chính gần tỷ USD
- Khu chung cư nổi tiếng nhất New York
- Ra mắt trung tâm thương mại Picomall
- Khai trương biệt thự mẫu dự án Villa Park
- FLC Landmark Tower chào bán căn hộ từ 1/11
- Cư dân New Saigon nổi giận vì tòa nhà xuống cấp nhanh
- Chung cư tư nhân tăng giá: Đua nhau “săn” đất, “xả” hàng!
- Mua nhà bị 'ép' thanh toán theo đôla
- Hà Nội phê duyệt thêm hai dự án nhà thu nhập thấp
- Khai trương Mega Office Coldwell Banker VN tại TP HCM
- Nhà thầu rầu lòng vì... luật
- 400 triệu USD xây tòa tháp cao thứ nhì Hà Nội
- Giá đất Hà Nội 'nóng' quanh trục đường mới thông
- Hà Nội giục hàng loạt dự án chỉnh quy hoạch
- Doanh nhân kiều bào đón sóng bất động sản
- Nam Cường mở bán tòa D chung cư CT7 Lê Văn Lương
- FutaLand mở bán đợt II dự án New Pearl Residence