Được đánh giá đầy tiềm năng, thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục thu hút nhiều lượt doanh nhân nước ngoài gốc Việt trở về quê hương đầu tư.
Trong khi đó, một doanh nghiệp khác là Công ty NAC Real Estate do nhóm kiều bào thành lập cũng muốn nhảy vào lĩnh vực đào tạo chuyên ngành bất động sản trong năm 2010. Từ Canada về nước, Jonh Nhật Nguyễn cùng một số kiều bào Bắc Mỹ bắt tay nhau thành lập Công ty NAC Real Estate, chuyên về dịch vụ quản lý và môi giới bất động sản.
Cuối năm 2009, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bình Thiên An (BTA) Trịnh Thanh Huy (Việt kiều Nga) công bố đầu tư hàng trăm triệu USD vào dự án căn hộ Diamond Island ngay ngã ba sông Sài Gòn và sông Giồng Ông Tố. Không dừng lại ở đó, hiện ông Huy xúc tiến đầu tư thêm dự án Thảo Điền Metropolice thuộc quận 2, TP HCM.
Trong quý II, III, năm 2010, hàng loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng của nhóm kiều bào Đông Âu được rầm rộ công bố. Đây là kết quả của quá trình khảo sát, thăm dò thị trường bất động sản của đội ngũ doanh nhân kiều bào trong thời gian dài.
Dự án Diamond Island tại quận 2, TP HCM một kiều bào Nga về nước đầu tư xây dựng. Ảnh: V.L. |
Khảo sát của Tập đoàn MIPIM ASIA dựa trên ý kiến của doanh nghiệp 46 quốc gia tham dự Hội chợ Triển lãm Bất động sản quốc tế MIPIM ASIA 2010, lượng nhà đầu tư quan tâm đến thị trường bất động sản Việt Nam đã tăng 20-30% so với năm 2008.
Còn theo kết quả khảo sát năm 2010 của Cơ quan Thương mại và đầu tư Anh quốc, phỏng vấn 520 lãnh đạo cao cấp ở tất cả lĩnh vực, 3 thị trường hàng đầu cho các nhà đầu tư trong 1-2 năm nữa là Trung Quốc (chiếm 20%), Việt Nam (19%), Ấn Độ đạt 18%. Đáng chú ý, Việt Nam đã 3 năm liền được giới đầu tư quốc tế chọn là một trong những thị trường được nhắm đến nhiều nhất bên cạnh các nền kinh tế phát triển khối BRIC: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc.
Trao đổi với VnExpress.net, Tổng giám đốc Công ty Megagroup Nguyễn Xuân Châu dự báo: "Làn sóng doanh nhân kiều bào về nước đầu tư đang có xu hướng đa dạng và mạnh mẽ hơn".
Theo ông Châu, trước đây, hiện tượng doanh nhân kiều bào từ Đông Âu manh nha từ 10 năm trước và trải qua nhiều khâu khảo sát, chuẩn bị kỹ lưỡng. Tuy nhiên, sản phẩm bất động sản của các doanh nghiệp này chỉ thực sự được công bố rầm rộ trong 2-3 năm trở lại đây. Riêng trong năm 2010, hàng loạt dự án căn hộ nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái ven biển của các "đại gia" này được công bố, khởi công dày đặc hơn. Sau này, làn sóng doanh nhân kiều bào Bắc Mỹ cũng trở về nước nhưng tham gia vào lĩnh vực quản lý, tư vấn, đào tạo bất động sản.
Ông Châu phân tích, bất động sản Việt Nam vốn là thị trường non trẻ, có nhiều cơ hội để tạo dựng và khai phá nên các tập đoàn bất động sản của kiều bào đã ồ ạt trở về nước thăm dò. Hai nhóm kiều bào Bắc Mỹ và Đông Âu đang lấp dần những khoảng trống thị trường bất động sản Việt Nam bị thiếu hụt là đào tạo, tư vấn quản lý bất động sản và tạo cú hít cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.
Phó giám đốc Công ty TNHH CB Richard Ellis Việt Nam, Rudolf Hever nhận định, việc doanh nhân kiều bào về tham gia vào thị trường bất động sản trong nước chứng tỏ sức hấp dẫn của thị trường này rất lớn. Làn sóng đầu tư này sẽ góp phần làm tăng tính cạnh tranh và tạo sự đa dạng của thị trường địa ốc, đồng thời làm tăng tính đột phá cho thị trường bất động sản Việt Nam so với các thị trường bất động sản trong khu vực và thế giới.
Vũ Lê
- Mở bán tòa số 4 khu căn hộ The Vista, TP HCM
- Hà Nội rà soát gần 400 dự án trong đợt 2
- Khánh thành tòa nhà cao nhất Sài Gòn
- Phi đội lướt sóng bất động sản
- Vỡ nợ bạc tỷ vì cho vay mua bán nhà bằng lòng tin
- TP HCM sắp có trung tâm tài chính gần tỷ USD
- Khu chung cư nổi tiếng nhất New York
- Ra mắt trung tâm thương mại Picomall
- Khai trương biệt thự mẫu dự án Villa Park
- FLC Landmark Tower chào bán căn hộ từ 1/11
- TP HCM sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề trước tình trạng nước biển dâng
- Cư dân New Saigon nổi giận vì tòa nhà xuống cấp nhanh
- Chung cư tư nhân tăng giá: Đua nhau “săn” đất, “xả” hàng!
- Mua nhà bị 'ép' thanh toán theo đôla
- Hà Nội phê duyệt thêm hai dự án nhà thu nhập thấp
- Khai trương Mega Office Coldwell Banker VN tại TP HCM
- Nhà thầu rầu lòng vì... luật
- 400 triệu USD xây tòa tháp cao thứ nhì Hà Nội
- Giá đất Hà Nội 'nóng' quanh trục đường mới thông
- Hà Nội giục hàng loạt dự án chỉnh quy hoạch