Bát Quái Thuộc Phương Vị (Phương hướng) Ly là hướng Nam.Khảm là hướng Bắc.Chấn là hướng Dông.Đoài là hướng Tây.Tốn là hướng Đông Nam.Cấn là hướng Đông Bắc.Càn là hướng Tây Bắc.Khôn là hướng Tây Nam.Toán Quan Mai Năm Thìn, tháng chạp, ngày 17, giờ Thân, Khang Tiết tiên sinh thình lình dạo xem cảnh bông mai, chợt thấy hai con chim sẻ dành nhau một cành mai mà đậu, bỗng nhiên sa xuống đất. Tiên sinh bảo: “Không động, không chiêm, không có cớ thì không toán; nay thấy hai con chim sẻ dành nhau cành mai mà đậu, lại bị rớt xuống đất, tiên sinh lấy làm quái dị, nhân đó lấy năm, tháng, ngày, giờ nói trên để toán quẻ.
- Năm Thìn thuộc hàng thứ 5 trong 12 chi: số 5.
- Tháng chạp: số 12.
- Ngày 17: số 17.
Cộng các số trên được 34 - (4X8=32): số 2 tức là Đoài làm Thượng quái.
- Thêm giờ Thân (giờ thứ 9 trong 12 chi): số 9
- Cộng 34 với 9 được 43.
- Lấy số 43 - (5X8=40): số 3 tức là Ly làm Hạ quái.
- Lấy tổng số 43 - (7X6=42): số 1 tức là Sơ hào động.
Cách bố quái như sau:
Chánh quái
Trạch hỏa cách
(Cách quái)
Thượng quái 2 là:
__ __
_____ Thể: Thiếu nữ
_____ Đoài: Kim
Hạ quái 3 là:
_____
__ __ Ly: Hỏa
_____ * Dụng
Hổ quái
_____
_____
_____ Càn: Kim
_____
_____
__ __ Tốn: Mộc
Biến quái
Trạch sơn hàm
(Hàm quái)
__ __
_____
_____ Đoài: Kim
_____
__ __
__ __ Cấn: Thổ
Tiên sinh đoán: Xét rõ quẻ này chiều mai sẽ có một thiếu nữ tới bẻ trộm bông, người giữ vườn đuổi thiếu nữ đi, thiếu nữ thất kinh bỏ chạy, bị té và bị thương ở bắp vế.
- Giải nghĩa: Theo quẻ trên, Đoài là thiếu nữ là Thể quái thuộc Kim. Ly là Dụng quái thuộc Hỏa, khắc Thể (Dụng khắc Thể). Hổ quái lại thấy Tốn thuộc Mộc, Ly hỏa khắc Thể Kim, kim khí thịnh. Đoài là thiếu nữ, cho nên biết thiếu nữ bị thương. Xét Hổ quái thấy Tốn Mộc lại gặp Càn Kim cũng khắc.
Đoài cũng Càn Kim đều khắc. Vậy thời Tốn Mộc bị thương, mà Tốn thuộc bắp vế, nên thiếu nữ bị thương ở bắp vế. May thay! Xét đến Biến quái là Cấn thuộc Thổ sinh Đoài Kim là Thể, vì được sinh Thể cho nên biết thiếu nữ bị thương, không đến nỗi nguy đến tính mạng.
Toán Mẫu Đơn
Năm Tỵ, tháng 3, ngày 16, giờ Mẹo, Tiên sinh cùng bạn qua nhà Quan Tư Mã viếng vườn Mẫu Đơn, đương thời hoa nở rất thịnh.
- Khách hỏi: “Hoa nở nhiều như vậy có biết được bao nhiêu bông không?”
Tiên sinh thưa rằng: “Chẳng biết được số hoa nở”.
Rồi nhân sự hỏi Tiên sinh liền lấy năm, tháng, ngày, giờ nói trên để toán quẻ:
Năm Tỵ là chi thứ 6 trong hàng chi, tháng 3, ngày 16 tổng cộng được: 6 + 3 + 16 = 25 trừ 24 (3 lần 8 = 24) còn lại 1 tức quẻ Càn đặt làm thượng quái.
Kế lấy tổng số 25 gia thêm giờ Mẹo là giờ thứ 4 trong 12 chi nên được: 25 + 4 = 29 trừ 24 (3 lần 8 = 24) còn lại 5 tức quẻ Tốn đặt làm hạ quái. Nên được quẻ Thiên Phong Cấu.
Đoạn Tiên sinh lại lấy tổng số 29 - 24 (4 lần 6 = 24) = 5 tức là động hào 5 biến ra Đỉnh Quái (Hỏa Phong Đỉnh).
Vì Hổ quái thấy có trùng Càn (2 quẻ Càn) Tiên sinh quay lại bảo với khách:
- Quái thay! Vườn hoa này đến ngày mai giờ Ngọ sẽ bị ngựa giày xéo nát hết cả.
Khách lấy làm ngạc nhiên nhưng không tin.
Đúng ngày, giờ nói trên quả nhiên có 2 quý khách cỡi ngựa đến xem vượn Mẫu đơn. Bỗng nhiên 2 con ngựa cắn nhau quần nhau, dẫm nát cả vườn hoa.
Cách Bố Quẻ: Năm Tỵ năm thứ 6 trong hàng chi = 6
tháng 3 = 3
ngày 16 = 16
Tổng số = 25
Lấy tổng số 25 - (3 x 8 = 24) = 1 tức Càn làm thượng quái
Lấy tổng số = 25, cộng thêm giờ Mẹo = 4 được = 29
Lấy tổng số 29 - (3 x 8 = 24) = 5 tức là Tốn làm hạ quái
Lấy tổng số 29 - (4 x 6 = 24) = 5 tức là động hào 5
Cách Bố Quái:
Chánh quái
Thiên Phong Cấu
(Cấu quái)
Thượng quái:
_____
_____ * Dụng
_____ Càn: Kim
Hạ quái:
_____
_____ Tốn: Mộc
__ __ Thể
Hổ quái
Tên: Trùng Càn
_____
_____
_____ Càn
_____
_____
_____ Càn
Biến quái
Hỏa Phong Đỉnh
(Đỉnh quái)
_____
__ __
_____ Ly
_____
_____
__ __ Tốn
Tiên sinh đoán rằng: Tốn là Thể quái thuộc Mộc, Càn là Dụng quái thuộc Kim là khắc (Dụng khắc Thể).
Hổ quái lại thấy 2 quẻ Càn đều thuộc kim hết, cho nên khắc Thể quái.
Trong quẻ lại không có sinh khí, nên vườn hoa phải tận diệt hết, vì Càn là ngựa, giờ Ngọ là Ly, tức là quẻ Ly biến ở Dụng ra (như đã nói trước Biến quái chỉ dùng có độc quái của Dụng quái biến ra mà thôi, là kết cục của sự việc, tức là Dụng vậy).
(Theo sự nhận xét của Dịch giả trong tất cả các quái làm thí dụ trong
quyển Mai Hoa này, những quẻ nằm trên, hay nằm dưới Biến quái, như quẻ
Tốn nằm dưới quẻ Ly, trong bài này ít khi đề cập tới - Lời của Dịch giả)
Theo MAI HOA DỊCH SỐ-Của Thiệu Khang Tiết.
- Dự đoán theo Mai Hoa Dịch Số - Phần II(5)-Luận đoán
- Dự đoán theo Mai Hoa Dịch Số - Phần II Luận đoán(
- Dự đoán theo Mai Hoa Dịch Số - Phần I(1)-Luật Lệ Bố Quái - Bố quái (Toán quẻ)
- Dự đoán theo Mai Hoa Dịch Số - Phần I(3)-Luật Lệ Bố Quái - Bố quái (Toán quẻ)
- Dự đoán theo Mai Hoa Dịch Số - Phần I(5)-Luật Lệ Bố Quái - Bố quái (Toán quẻ)
- Dự đoán theo Mai Hoa Dịch Số - Phần I(6)-Luật Lệ Bố Quái - Bố quái (Toán quẻ)
- Dự đoán theo Mai Hoa Dịch Số - Phần I(7)-Luật Lệ Bố Quái - Bố quái (Toán quẻ)
- Dự đoán theo Mai Hoa Dịch Số - Phần I(8)-Luật Lệ Bố Quái - Bố quái (Toán quẻ)
- Dự đoán theo Mai Hoa Dịch Số - Phần I(9)-Luật Lệ Bố Quái - Bố quái (Toán quẻ)
- Dự đoán theo Mai Hoa Dịch Số - Phần I(10)-Luật Lệ Bố Quái - Bố quái (Toán quẻ)
- Dự đoán theo Mai Hoa Dịch Số - Phần I(11)-Luật Lệ Bố Quái - Bố quái (Toán quẻ)
- Dự đoán theo Mai Hoa Dịch Số - Phần II(1)-Luận đoán
- Dự đoán theo Mai Hoa Dịch Số - Phần II(2)-Luận đoán
- Dự đoán theo Mai Hoa Dịch Số - Phần II(3)-Luận đoán
- Dự đoán theo Mai Hoa Dịch Số - Phần II(4)-Luận đoán
- Dự đoán theo Mai Hoa Dịch Số - Phần II(5)-Luận đoán