Việc lựa chọn âm trạch , đầu tiên phải xem thế đến của sơn mạch trên phạm vi vĩ mô . Trong phong thuỷ gọi núi đến từ xa là thế , núi ở nơi gần là hình , trước tiên bàn về thế sau bàn về hình , hình là do thế quyết định .Trong ” Táng thư . Nội thiên ” có ghi : “Thượng địa chi sơn , nhấp nhô liền giải , là đến từ trời . Như sóng nước , như ngựa phi , thế đến như bay , như long như loan khi cao lên lúc trũng xuống , như đại bàng bổ xuống , như con thú quỳ , vạn vật đều tuân theo ” . Ở đây viết ” Thượng địa chi sơn ” là núi nơi mai táng , đặc điểm của nó là : núi non nhấp nhô trùng điệp , như từ trên trời kéo xuống , như vạn mã phóng bay , hình thành thế lai long , khí thế hùng vĩ “.Thầy phong thuỷ lại cho rằng : thế lai long lại uốn lượn uyển chuyển , là rất tốt cho sự hình thành sinh khí to lớn , cho nên trong ” Táng thiên . Nội thiên ” lại ghi : ” Địa thế nguyên mạch , sơn thế nguyên cốt , uốn lượn Đông Tây hoặc là Bắc Nam , ngàn thước là thế , trăm thước là hình . Thế đến hình dừng , là nơi toàn khí . Đất toàn khí an táng phù hợp ” . Chính vì thế rồng đến khí thế to lớn có ” Toàn khí ” cho nên có đặc điểm ” Đất cao nước sâu , cây cỏ tươi tốt ” . Các nhà phong thuỷ thường căn cứ vào thế lai long lớn nhỏ để xác định đẳng cấp phú quý , vì vậy trong ” Táng thư . Tạp thiên ” có ghi : ” Thế như vạn mã từ trên trời dẫn xuống , táng vương giả . Thế như sóng lớn núi non trùng điệp , táng thiên thừa . Thế như giáng long nước vòng mây lượn , táng tước lộc tam công . Thế như nhà cửa san sát , cây cỏ xanh tươi , táng khai phủ kiến quốc …” .
Không nói đến mối quan hệ giữa thế lai long lớn nhỏ và đẳng cấp phú
quý , trong đó có nói đến núi non trùng điệp , nước vòng mây lượn , cây
cỏ xanh tươi v.v …, rất rõ ràng đã thể hiện sự tìm kiếm của con người
với môi trường tự nhiên đẹp đẽ .
Con người hy vọng rằng sau khi chết đi sẽ trở về trong lòng của đại tự
nhiên , tìm kiếm môi trường táng địa lý tưởng là biểu hiện một loại quan
niệm về môi trường của người cổ đại .
Thế của rồng đến thường có quan hệ với phát mạch xa xôi . Phát mạch của rồng đều ở nơi những dãy núi hội tụ , cho nên mới gọi là ” Lai long thiên lý ” , ý nói là huyệt vị phong thuỷ thường có quan hệ với đầu nguồn của long mạch , chỉ có sơn mạch to lớn mới có thể hình thành chi long dài rộng . Như vậy rồng mới có khí thế , huyệt cũng mới có sinh khí .
Trong phong thuỷ lấy quan hệ ” Tổ tông ” để biểu thị giữa can long ( rồng chính ) và chi long ( rồng nhánh ) . ” Địa lý giản minh ” có ghi : ” Nơi phát mạch của đại long phải là nơi gặp gỡ của núi cao đỉnh lớn , gọi là thái tổ ; từ đó mà xuống , lại có đỉnh cao , gọi là thái tông ; thế núi quanh co uốn khúc , lại có đỉnh cao , gọi là thiếu tổ . Từ đây núi thiếu tổ đi xuống , có cao có thấp , nhưng lấy tiết tinh thứ nhất đặt đằng sau đỉnh huyền vũ gọi là phụ mẫu ” .
Vì vậy , khi xem thế núi phải xem kỹ hình thế của thái tổ , thái tông
, thiếu tổ , thiếu tông , phụ mẫu , sau đó mới trên cơ sở núi phụ mẫu
và dựa theo lý luận thai tức dựng dục của người để tìm nơi tồn tại của
sinh khí , tức là tìm huyệt .
BPT.Tổng hợp.
- Kiêng kỵ về mai táng thời Tấn (Trung Quốc)
- Quan niệm về thuyết phong thủy và mộ táng của người xưa (P.1)
- Quan niệm về thuyết phong thủy và mộ táng của người xưa (P.2)
- Quan niệm về thuyết phong thủy và mộ táng của người xưa (P.3)
- Âm Trạch Và Sự Hưng Suy Của Con Cháu
- Mộ Phần Và Cuộc Sống
- Một Số Kiêng Kỵ Trong âm Trạch.
- Một số công việc khi an táng cho người bình thường
- Kiêng kỵ về huyệt mộ của người Tấn (Trung Quốc)
- Nguyên tắc cơ bản của phong thuỷ âm trạch (P.2)
- Nguyên tắc cơ bản của phong thuỷ âm trạch (P.3)
- Nguyên tắc cơ bản của phong thuỷ âm trạch (P.4)
- NHẤT MỘ NHỊ TRẠCH
- ÂM TRẠCH