Môi trường âm trạch về mặt vĩ mô phải là nơi khí thế to lớn , về mặt vi mô phải có huyệt trường rõ ràng . Phạm vi của huyệt trong phong thuỷ rất nhỏ thường gọi là ” Huyệt tám thước ” , là một miếng đất tấc vuông ” Thừa sinh khí , trú tử cốc ” , vả lại vị trí rất khó tìm chuẩn , vì vậy trong ca dao cổ có câu : ” Nhìn thế tìm long dễ , muốn biết huyệt điểm khó ” . Các sách như ” Táng thư ” và ” Địa học giản minh ” đều cho rằng : nơi kết huyệt có liên quan với khí . Trong ” Địa học giản minh ” đã dùng lý luận thai tức dựng dục để bàn về tình hình kết huyệt của long mạch , trong sách ghi : ” Một tiết tinh phía sau đỉnh huyền vũ gọi là phụ mẫu , dưới phụ mẫu nơi mạch rớt xuống là thai , giống như nhận huyết mạch của cha mẹ làm thai vậy .Luồng khí phía dưới đó là tức vậy , lại bắt đầu từ đỉnh huyền vũ tinh diện là dựng , giống như hình thể có đầu mặt của thai nam nữ vậy , nơi dung kết huyệt là dục , giống như đứa con sinh thành từ thai mà dục vậy ” .
Có thể thấy rằng nơi kết huyệt tương đương với nơi người mẹ sinh con , cũng là khu vực Âm Dương giao cấu mà rất nhiều sách nói tới . Nghĩa là đã xem huyệt phong thuỷ là nữ âm , là nơi ” Lấy được khí ra , thu được khí đến ” , là nơi nhận được sự thai nghén , là nơi ” ém khí ” , ” dưỡng tức ” . Đồng thời cũng là nơi ” sinh dục ” , ” xuất thai ” .
Chính vì phong thuỷ cổ đại dùng nguyên lý thai tức dựng dục sinh sản của loài người để giải thích về ý nghĩa của huyệt phong thuỷ , đã làm cho huyệt phong thuỷ lấy tượng trưng là nữ âm , huyệt phong thuỷ được xem như là đất toàn khí , vì vậy con người khi lựa chọn đất ở , đất để chôn cất đều chọn đất có những điều kiện như vậy làm đất tốt nhất , điều này đã hình thành một khuynh hướng tình cảm lâu dài , đem lại một nội dung văn hoá đặc biệt .
Huyệt phong thuỷ đặc biệt nhấn mạnh : ” Có được sự tốt đẹp của thai tức dựng dục của tổ tông cha mẹ , lại có toàn khí dung kết … ” . Huyệt hình của huyệt phong thuỷ thường có sự khác nhau do địa hình cục bộ , vì vậy chia ra làm oa huyệt , kiềm huyệt , nhũ huyệt , đột huyệt .
Oa huyệt , theo như trong ” Táng thư ” là hình giống như tổ chim yến , chôn ở nơi lõm xuống , thường gặp ở nơi núi cao .
Kiềm huyệt , hình dáng giống như hai chân bắt chéo lên nhau như gọng kìm , còn gọi là khai cước huyệt , ở núi cao bình địa .
Nhũ huyệt , huyệt tinh mở ra , ở giữa có nhũ , còn gọi là huyền vũ huyệt , hoặc cũng gọi là nhũ đầu huyệt , ở bình địa núi cao .
Đột huyệt , tinh huyệt bằng , ở giữa nổi lên , còn gọi là bào huyệt .
Theo ” Táng thư ” có hình nồi úp , đỉnh có nhiều kiểu , thường gặp ở
bình địa .
BPT.Tổng hợp.
- Kiêng kỵ về mai táng thời Tấn (Trung Quốc)
- Quan niệm về thuyết phong thủy và mộ táng của người xưa (P.1)
- Quan niệm về thuyết phong thủy và mộ táng của người xưa (P.2)
- Quan niệm về thuyết phong thủy và mộ táng của người xưa (P.3)
- Âm Trạch Và Sự Hưng Suy Của Con Cháu
- Mộ Phần Và Cuộc Sống
- Một Số Kiêng Kỵ Trong âm Trạch.
- Một số công việc khi an táng cho người bình thường
- Kiêng kỵ về huyệt mộ của người Tấn (Trung Quốc)
- Nguyên tắc cơ bản của phong thuỷ âm trạch (P.1)
- Nguyên tắc cơ bản của phong thuỷ âm trạch (P.2)